Chính phủ đã nêu rõ trong điều chỉnh quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã nhận định đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng trọng điểm phía Đông của vùng
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở thành một nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Nắm bắt được xu thế phát triển mới, các tỉnh thành trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã chủ động triển khai, xây dựng nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả để thu hút nguồn vốn FDI.
Thiên thời, địa lợi
Đánh giá về tiềm năng phát triển của các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, ông Cao Đức Phát – phó trưởng ban kinh tế Trung Ương nhấn mạnh, vùng Đông Nam Bộ có TP. Hồ Chí Minh làm trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… là hạt nhân, đầu mối giao thông và giao thương quốc tế lớn nhất trên cả nước.
Ngoài ra, Vũng Tàu là thành phố cảng biển, trung tâm dịch vụ và công nghiệp, du lịch phát triển lớn của vùng Đông Nam Bộ, có trục đường xuyên Á chạy qua, là điểm trung chuyển hàng hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Tây Á.
Đồng Nai, Bình Dương là 2 tỉnh thành có nhiều các khu công nghiệp, các tập đoàn lớn đặt nhà máy, trụ sở để sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.
Hơn nữa, Đông Nam Bộ còn nằm gần các khu vực kinh tế phát triển năng động trong khu vực như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… nên Đông Nam Bộ có lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng Nai so với các tỉnh thành khác trong khu vực hiện có nhiều ưu thế để thu hút đầu tư nhất là ưu thế về vị trí chiến lược, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt và chính quyền địa phương rất tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư. Trong đó, điểm sáng là thành phố Long Khánh.
Long Khánh – Điểm sáng thu hút FDI của vùng Đông Nam Bộ
Trong đề án điều chỉnh quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, Chính phủ đã nhận định thành phố Long Khánh sẽ là cực tăng trưởng trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ. Đồng thời, Long Khánh cũng sẽ là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, logistics, trọng điểm khu đô thị hành chính mới của tỉnh Đồng Nai và tiến đến trở thành đô thị loại II.
Long Khánh với vị trí cửa ngõ huyết mạch giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Từ Long Khánh đi TP.Hồ Chí Minh được rút ngắn khoản cách khi có tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Trong tương lai không xa Long Khánh còn có thêm nhiều thuận lợi mới khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt. Đặc biệt Long Khánh cũng như nhiều địa phương khác đang mong chờ những tác động tích cực của dự án Cảng hàng không sân bay quốc tế Long Thành sớm được triển khai để tăng tốc thu hút đầu tư phát triển.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Hiện nay, thành phố Long Khánh đã chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để sẵn sàng đón sóng, mở cửa thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Với hàng loạt dự án lớn như Khu đô thị tại phường Suối Tre (quy mô hơn 150ha); Khu đô thị dọc đường tránh Quốc lộ 1 – Long Khánh ( quy mô hơn 300ha); Khu đô thị dọc trục đường vành đai 1 – Long Khánh tại phường Suối Tre và Bàu Sen ( quy mô 200ha); Khu đô thị Hàng Gòn (quy mô hơn 200ha)…
Khu đại học phường Suối Tre (quy mô khoảng 200ha); Khu thể dục, thể thao Hang Gòn ( quy mô khoảng 160ha); Khu công nghiệp Hàng Gòn (quy mô 300ha); Cụm công nghiệp Hàng Gòn (quy mô 70ha) cũng đang được kêu gọi đầu tư.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện cũng đang gấp rút khẩn trương công tác giải phóng mặt bằng hoàn thiện giai đoạn I của dự án, đẩy nhanh tiến độ để đưa vào khai thác vào năm 2025, tránh để trì trệ chậm tiến độ.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ là một cú hích lớn. Sân bay Long Thành có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ hàng không tiên tiến, có khả năng tiếp thu các loại máy bay dân dụng lớn nhất. Với hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, khi đưa vào khai thác sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các đường bay trong nước và quốc tế, tạo nền tảng phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; thúc đẩy kết nối nền kinh tế nước ta với thị trường Asean, khu vực châu Á và toàn cầu. Đồng thời, khắc phục tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường hàng không.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành với mức đầu tư gần 5 tỷ USD.
Tháng 4/2022, Tập đoàn AEON Mall xác nhận sẽ đầu tư 268 triệu USD xây tổ hợp trung tâm thương mại tại Đồng Nai, kết hợp phát triển vùng nguyên liệu, kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, khai thác những sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Đây là cơ hội để thủ phủ trái cây Long Khánh kết nối và phát triển kênh phân phối các trái cây của thành phố theo hướng chuyên nghiệp đồng bộ, đồng thời quảng bá thương hiệu của thành phố để thu hút đầu tư.
Theo Nhịp sống kinh tế